ĐỊNH NGHĨA LẠI KHÔNG GIAN VĂN PHÒNG

ĐỊNH NGHĨA LẠI KHÔNG GIAN VĂN PHÒNG

ĐỊNH NGHĨA LẠI KHÔNG GIAN VĂN PHÒNG

Ngày đăng: 03:37 PM, 17/04/2020

ĐỊNH NGHĨA LẠI KHÔNG GIAN VĂN PHÒNG

ĐỊNH NGHĨA LẠI KHÔNG GIAN VĂN PHÒNG

 

 

Các tòa nhà văn phòng là một trong những động năng quan trọng của tăng trưởng kinh tế và sẽ chỉ ngày càng mở rộng trong tương lai khi đô thị hóa tăng tốc, hầu hết nền kinh tế đang phát triển đều sẽ chuyển dịch theo hướng sang công nghiệp và dịch vụ - đồng nghĩa với việc ngày càng mở rộng diện tích và quy mô làm việc văn phòng. 

 

 

 

 

Theo The Economist, ở 40 nước phát triển, khoảng 200 triệu người, tức 1/3 lực lượng lao động, đảm nhiệm các công việc bàn giấy. Riêng ở Anh, nhân viên văn phòng tạo ra 55% tổng thu nhập của lực lượng lao động.

 

 

 

Công nghệ và các thói quen làm việc thay đổi nhanh chóng đang định hình lại "đời công sở" ở khắp nơi, với cả người lao động lẫn chủ doanh nghiệp, cả người thuê lẫn chủ sở hữu của các không gian văn phòng này.

 

 

 

Vào đầu thế kỷ 20, ở các nước đã công nghiệp hóa, không gian văn phòng nhắm tới mục tiêu tối đa hóa hiệu quả bằng cách bắt chước thiết kế và vận hành của nhà máy sản xuất công nghiệp hàng loạt, với hàng dãy người đánh máy, thư ký và kế toán viên, theo ý tưởng của Frederick Taylor, một trong những chuyên gia quản trị doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới. 

 

 

Tới những năm 1960, không gian văn phòng ít tù túng hơn xuất hiện lần đầu tiên có lẽ là ở Đức, với khái niệm mới mẻ "Bürolandschaft" (cảnh quan văn phòng). Những năm 1980, mô hình "mỗi người một buồng" xuất hiện. Gần đây nhất là các "không gian mở" hoặc "không gian hội tụ" với mục tiêu san bằng thứ bậc và tăng tính không chính thức trong các văn phòng.

 

 

Ngày nay, các cải tiến trong thiết kế và xây dựng văn phòng hướng tới việc giúp dân văn phòng khỏe mạnh hơn, vui vẻ hơn, và qua đó người sử dụng lao động hi vọng họ cũng sẽ làm việc hiệu quả hơn. 

Chia sẻ:

Online: 12 | Tuần: 1846 | Tổng: 2591655